Cửu Bình đặt nền móng cho một chính phủ Trung Quốc quá độ
Tác giả Chương Thiên Lượng – Thời báo Đại Kỷ Nguyên – Ngày 16, tháng 1, 2006
|
Ngày 12 tháng 1, 2006 đã đánh dấu lễ kỷ niệm một năm Thời báo Đại Kỷ Nguyên xuất bản lời kêu gọi các Đảng viên rút khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên đới của nó. Phong trào “rút khỏi Trung Cộng” bắt đầu vào tháng 2 năm 2005, nháy mắt một cái, hơn 7 triệu người đã công bố thoái xuất Trung Cộng trên mạng lưới Internet. Nhiều bài báo về “Truyền rộng Cửu Bình, Giải thể Trung Cộng” đã được ấn hành trên Internet. Theo quan điểm của tôi, ý nghĩa của Cửu Bình và làn sóng “Rút khỏi Trung Cộng” không chỉ là giới hạn trong phạm trù giải thể Trung Cộng.
Nhiều người băn khoăn về một xã hội chính trị của “Thời kỳ Hậu Cộng sản Đảng” và lo lắng về những mâu thuẫn xã hội trong thời kỳ quá độ của xã hội Trung Quốc. Tôi nghĩ chúng ta nên luận giải minh bạch ý nghĩa của Cửu Bình và “Phong trào Thoái Đảng” trong phạm trù xây dựng lại đất nước Trung Hoa. Người dân có khuynh hướng không đi bước thứ nhất nếu họ không thấy được bước tiếp theo. Không chỉ nhiều “học giả” Trung Quốc, mà một vài chính trị gia của những quốc gia dân chủ cũng có lối nghĩ như vậy.
Vào ngày 19, tháng 3, 2005, một cuộc hội thảo đã được tổ chức trước Thủ đô Hill, Washington D.C để kỷ niệm 370,000 người đã rút khỏi Trung Cộng. Tại cuộc hội thảo tôi đã phát biểu, “ Không chỉ có lực lượng kinh tế, chính trị và quân đội đang đánh đổ Trung Cộng. Lực lượng tinh thần mà chúng ta đang chứng kiến hôm nay đang giải thể Trung Cộng. Điều mà tôi muốn chú ý mọi người là -lực lượng thứ 4 sẽ thay đổi Trung Quốc”. Trong cuộc hội thảo, tôi cũng đã chỉ ra rằng, sự thoái xuất này đánh dấu một sự khởi đầu cho một quá trình chuyển tiếp hoà bình của Trung Quốc đến một xã hội dân chủ. [1]
Trong những tháng gần đây, chúng tôi đã liên tục nhấn mạnh rằng thoái xuất Trung Cộng sẽ tiến triển một sự chuyển tiếp hoà bình của Trung Quốc đến một xã hội dân chủ hơn, vì thời gian có hạn, tôi sẽ không đi sâu và chi tiết vấn đề này. Nhiều văn sĩ, gồm có Luật sư Cao Trí Thịnh, Đường Tử, Kim Chung, Vũ Lâm Dực, và những nhà văn khác cũng đã bàn về chủ đề này. Tuy nhiên, nỗ lực của riêng những người này thì chưa đủ; chúng ta cần mọi người cùng hiểu vấn đề này. Chỉ có Trung Cộng chủ trương “phá huỷ hoàn toàn thế giới cũ” là điều kiện tiên quyết để kiến tạo một “thế giới mới”. Thực tiễn chứng minh rằng Trung Cộng chỉ có thể phá huỷ mọi thứ- nó không thể xây dựng được cái gì.
Ý nghĩa kiến thiết của Cửu Bình và phong trào “Thoái Đảng” là chúng ta cần thực hiện một tiến trình “giữ lại cái tốt, loại bỏ cái xấu” đối với hiện tại. Mục đích là giữ lại mặt tốt (nhân bản) và loại bỏ mặt xấu (Đảng tính) của mỗi Đảng viên. Liên quan đến những người không thuộc về Đảng, mục đích là giữ lại mặt tốt (lương thiện) và loại bỏ mặt xấu ( kết quả của quá trình Trung Cộng tẩy não). Xét về Trung Quốc , giữ lại mặt tốt ( chức năng của chính phủ) và bỏ đi mặt xấu ( sự điều khiển của chính quyền Trung Cộng). Có thể nói rằng Cửu Bình và phong trào “Thoái Đảng” là những cuộc phẫu thuật không đau đớn, không tổn hại mà sẽ mang lại nhiều lợi ích, những cuộc phẫu thuật phải loại bỏ “tinh thần cộng sản quỷ quái” ra khỏi nhân dân Trung Quốc, ra khỏi mọi tầng lớp Đảng viên, và ra khỏi toàn bộ đất nước Trung Hoa.
Thậm chí nếu chúng ta giới hạn ý nghĩa của sự chuyển tiếp hoà bình đến sự chuyển tiếp từ một “xã hội Cộng sản” đến một “xã hội không Cộng sản”, vậy thì xã hội sẽ được vận hành một cách hoà giải bởi Cửu Bình và theo sau là “phong trào thoái xuất Trung Cộng” vẫn mang những ý nghĩa sâu sắc trong “Thời kỳ Hậu Cộng sản” ở Trung Quốc. [2] Chúng ta hãy xét gần hơn. Phong trào “Thoái xuất Trung Cộng” không chỉ là sự chuyển tiếp hoà bình nhằm đạt được mục đích là “ đánh bại kẻ thù mà không cần giao tranh”, nó còn mở ra cánh cửa hoà giải của toàn xã hội. Nếu chúng ta xem Pháp Luân Công quảng truyền như là một sự khởi đầu xây dựng lại một nền đạo đức của xã hội Trung Quốc, và sự trưởng thành nhanh chóng của Pháp Luân Công đã dẫn dắt các học viên Pháp Luân Công thanh lọc đạo đức của mình, vậy thì Cửu Bình và phòng trào “Thoái xuất Trung Cộng” đang vận hành một quá trình tịnh chế đạo đức trong toàn bộ xã hội, không chỉ các học viên Pháp Luân Công, và nhân dân sẽ được khôi phục lại lương thiện của mình nhờ vào phong trào “Thoái Đảng” . Nói cách khác, phong trào ấy là một trận chiến giữa thiện và ác. Sự thanh lọc đạo đức trên một phạm vi rộng lớn chuẩn bị cho một nền móng đạo đức cho Trung Quốc tương lai. Sức mạnh của Trung Quốc về công lý đang ngưng tụ trong phong trào “Thoái xuất Trung Cộng”, hơn 7 triệu người đã hoà vào làn sóng ấy.
Hơn thế nữa, Cửu Bình là những bài xã luận về Đảng Cộng sản, nhưng không phải là về các đảng viên cộng sản; vì thế thực tình thì nó là một cơ hội để được cứu vãn cho các Đảng viên và thành viên của các tổ chức liên đới Trung Cộng. Cũng là cơ hội như thế cho Hồ Cẩm Đào. Mọi người đều có cơ hội để thoát khỏi Trung Cộng ma giáo-lựa chọn một tương lai mới. Từ bi cứu độ như thế là chưa từng thấy trong lịch sử cổ kim nhân loại.
Đương nhiên, nó là áp dụng cho những người quyết định giành lấy cơ hội này, đó là một quyết định cá nhân. Vì điều này, tôi khuyên các đảng viên và đoàn viên thanh niên Cộng sản, khi đọc Cửu Bình, tốt nhất là tạm thời đừng nghĩ về vị trí thành viên Trung Cộng của bạn, mà nên đọc Cửu Bình với quan điểm của người “ngoài Đảng”. Sau khi đọc xong 9 bài, hãy nhìn lại xem thử bạn còn muốn quay lại với Đảng nữa không. Trước hết, hãy nhìn rõ tội ác của Trung Cộng bằng cách đứng ra ngoài Đảng đó, rồi xem xét toàn bộ tội ác mà bạn có liên quan vì bạn ở trong Hệ thống Trung Cộng. Sau đó cảm thấy ăn năn và hối lỗi, rút khỏi Đảng, và giúp đỡ truyền rộng Cửu Bình. Nói với người khác cùng thoái xuất.
Nếu chúng ta thực sự xem xét sự chuyển tiếp và tương lai của Trung Quốc một cách ổn định, vậy chúng ta cần hiểu “lực lượng công lý” đang được Cửu Bình và phong trào “Thoái Đảng” ngưng tụ. Và cũng điều đó đặt nền móng cho một chính phủ Trung Quốc qua độ cho một thời kỳ hậu Cộng sản Đảng ở Trung Quốc khi nó xảy ra.
Trước hết, những người đã rút khỏi Trung Cộng là có lương tri. Dưới hoàn cảnh hiện tại của Trung Quốc, Trung Cộng vẫn khống chế nhân dân bằng bạo lực. Vậy nên , vẫn có một vài rủi ro trong việc rút khỏi Trung Cộng; quyền lợi cá nhân có thể cũng bị khoá lại. Không có một lương tri mạnh mẽ, người ta không thể làm đúng khi đối mặt với những rủi ro đó.
Thứ 2, những người rút khỏi Trung Cộng là có lý tính trí huệ. Họ có khả năng nhảy ra ngoài sự tẩy não của văn hoá Đảng và tồn tại trong một mê cung, có khả năng phân tích vấn đề với tư duy của bản thân mình; họ có thể phân tích những tội ác và lời nói dối của Trung Cộng đối với họ.
Thứ 3, những người thoái xuất khỏi Trung Cộng có một nhãn quan rộng lớn, đặc biệt là những người đã thoái xuất vừa lúc mới bắt đầu. Thậm chí bây giờ, trong khi Trung Cộng trông vẫn còn đang mạnh, họ có khả năng nhìn thấu những điểm yếu của Trung Cộng, họ có khả năng nhìn thấy rằng Trung Cộng đang đi đến kết thúc nhanh chóng. Không có nhãn quan ấy, ai có thể làm điều đó.
Thứ 4, những người thoái xuất Trung Cộng là những người có dũng khí. “Tri sĩ cận hồ dũng”-kẻ sĩ biết hổ thẹn gần tới bậc Đại Dũng (tam dịch). Họ có thể thừa nhận lỗi lầm của mình. Có phải ai cũng làm được?
Nếu bạn là người theo thuyết hữu thần, bạn sẽ thấy bản tính ma quỷ của Trung Cộng, và bạn biết rằng rời khỏi Trung Cộng là một điều làm cho Trời Phật hài lòng; Nếu bạn là người theo thuyết vô thần, và muốn đóng một vai trò trong chính phủ Trung Quốc thời kỳ hậu cộng sản, bạn sẽ nhận thức được rằng nếu bạn không cách lý khỏi Trung Cộng, Một khi Trung Cộng bị loại bỏ, bạn là một Phần tử của Trung Cộng cũng sẽ bị loại bỏ.
Cho dù bạn tin vào “quân quyền thần phụ” hay là dân chủ bầu cử, trách nhiệm to lớn của chính phủ tương lai của Trung Quốc sẽ được gánh vác bởi những người thoái xuất khỏi Trung Cộng lúc khởi đầu. Bạn rời bỏ Trung Cộng càng sớm, bạn càng chứng tỏ được lương tri, trí huệ, nhãn quan, và dũng khí của mình. Thậm chí đây có thể là căn cứ để bỏ phiếu bầu cử trong mọi tầng lớp của chính phủ tương lai.
Các học viên Pháp Luân Công đã nhấn mạnh nhiều lần rằng họ không tham gia chính trị, và không mong cầu quyền lực. Trung Quốc Hậu Cộng sản cần những người khác “hữu chí hữu đức” để chăm lo cho đời sống cộng đồng và xã hội. Số lượng người thoái xuất Trung Cộng đã vượt quá con số 7 triệu người. Đối với Hồ Cẩm Đào, “Thời gian mà Thần và nhân dân dành cho ông là hữu hạn”; đối với người khác, bao gồm những người tại mọi tầng lớp của Trung Cộng, trí thức Trung Quốc, mọi người, hoặc với những người hy vọng chính phủ tương lai Trung Quốc có khả năng hoàn thành tốt đẹp, Thời gian cũng hữu hạn rồi đấy thôi!