Hội Đồng Nghị Viện Châu Âu lên án những vi phạm nhân quyền của các chế độ cộng sản
Lee Hall – Thời báo Đại Kỷ Nguyên Anh, ngày 25 tháng 1 năm 2006
|
LONDON – Vào hôm thứ tư, Hội đồng Nghị Viện Châu Âu (PACE) đã lên án các vi phạm nhân quyền mà các chế độ cộng sản chuyên chế phạm vào, và bày tỏ sự cảm thông, hiểu và công nhận đối với những nạn nhân của các chế độ này.
Hội đồng đã thông qua một nghị quyết chỉ trích các vi phạm như là hành hình, chết trong trại tập trung, lao động nô lệ, và chết đói mà các chế độ cộng sản phạm vào.
“Trong khi chế độ chuyên chế khác của thế kỷ 20 là chủ nghĩa quốc xã đã bị điều tra, lên án quốc tế và các thủ phạm đã bị xét xử, thì các tội ác tương tự được thực hiện dưới tên của chủ nghĩa cộng sản lại không bị điều tra hay bị lên án quốc tế”, đại diện của Thụy Điển là Goran Lindblad đã viết như vậy trong một báo cáo được Ủy Ban Sự Vụ Chính Trị đưa ra vào giữa tháng 12, được coi như là chất xúc tác trong cuộc tranh luận vào hôm thứ tư.
Hội đồng kêu gọi tất cả các đảng cộng sản hay hậu cộng sản trong các nước thành viên của Hội Đồng Châu Âu “đánh giá lại lịch sử của chủ nghĩa cộng sản và quá khứ của chúng […] và chỉ trích chúng mà không có chút nào nhập nhằng” nếu họ chưa làm như vậy trước đây.
PACE là một hội đồng có 630 người bao gồm đại diện nghị viện từ 46 nước hiện tại đang là thành viên của Hội đồng Châu Âu. Tách rời khỏi Liên Minh Châu Âu, Hội đồng Châu Âu được thành lập vào năm 1949 và tập trung chủ yếu vào việc xúc tiến hợp tác, dân chủ, nhân quyền và quy tắc luật pháp Châu Âu.
Hội đồng tuyên bố trong nghị quyết rằng Hội đồng Châu Âu là “chỗ tốt” để tổ chức cuộc tranh luận này vì tất cả các nước cựu cộng sản Châu Âu – ngoại trừ Belarus – bây giờ đều là thành viên của tổ chức này.
Tuy nhiên một số điều khoản của tuyên bố đã mở rộng ra ngoài biên giới châu Âu. Nghị quyết tuyên bố “Các chế độ cộng sản chuyên chế vẫn đang hiện hữu ở một số đất nước trên thế giới và các tội ác tiếp tục bị phạm vào”. “Hội động mạnh mẽ lên án tất cả các vị phạm nhân quyền này”.
Hướng về tương lai các nghị sĩ hùng biện thêm vào: “Hội đồng tin rằng vị trí rõ ràng này của cộng đồng quốc tế sẽ mở đường cho sự nhất trí hơn nữa”.