Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Hội học thuật Pháp Luân Đại Pháp cảnh báo các viên chức Trung Quốc

Kiện cáo đang chờ đợi những ai đi ra ngoài Trung Quốc

Viết bởi Stephen Gregory
Thời báo Đại Kỷ Nguyên – Ngày 10 tháng 10 năm 2005

(Thời báo Đại Kỷ Nguyên)

Các viên chức chính quyền Trung Quôcs đã bị cảnh báo: họ sẽ bị kiện khi họ rời tổ quốc nếu họ tham gia cuộc khủng bố Pháp Luân Công.

Hội học thuật Pháp Luân Đại Pháp – một nhóm đại diện cho các học viên Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc – đã đưa ra một thông báo vào ngày chủ nhật cảnh báo tất cả những viên chức Trung Quốc tham dự vào cuộc khủng bố Pháp Luân Công rằng họ sẽ bị kiện nếu họ đi ra ngoài Trung Quốc. Các viên chức mong muốn từ bỏ tham gia vào cuộc khủng bố này được cho một cơ hội đưa ra lời tuyên bố về ý định đó [của mình].

Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân – sau đó là người lãnh đạo tối cao của Trung Quốc – đã bắt đầu cuộc khủng bố Pháp Luân Công – là một cách luyện tập thiền định hòa bình dạy cách sống theo các nguyên lý Chân, Thiện, và Nhẫn. Các nguồn tin của chính phủ Trung Quốc nói rằng Giang đã tin rằng Pháp Luân Công sẽ bị “đè bẹp” trong thời gian ba tháng.

Để thực hiện cuộc khủng bố, Giang đã tạo ra một phòng đặc biệt, ngoài hiến pháp được gọi là phòng 610 (đặt tên theo ngày nó được thành lập, ngày 6 tháng 10 năm 1999). Phòng 610 có quyền lực trên tất cả các viên chức chính phủ và Đảng Cộng Sản trong tất cả các vấn đề liên quan tới Pháp Luân Công.

Có các phòng 610 tại mỗi cấp của xã hội Trung Quốc. Họ làm việc qua các viên chức địa phương, bắt các viên chức này phải chịu trách nhiệm đạt được chỉ tiêu về “chuyển hóa” những học viên Pháp Luân Công. Chuyển hóa đạt được bằng cách tẩy não và tra tấn. Một học viên bị bắt phải bị chuyển hóa bằng cách từ bỏ Pháp Luân Công, lôi kéo những người khác, và hứa sẽ không bao giờ luyện tập Pháp Luân Công nữa.

Trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo Đại Kỷ Nguyên, cựu viên chức phòng 610 ông Hao Fengjun – người đã đào thoát tới Úc vào tháng hai – đã nhắc lại một trong những nỗ lực chuyển hóa như vậy mà ông đã chứng kiến: “Tôi đã thấy một người đàn ông già, tóc bạc bị treo người, hay tay trên xích trong phòng thẩm vấn. Sau đó tôi biết rằng ông ấy là Jing Zhanyi, một viên chức cao cấp ở tỉnh Hebei…Ngày hôm đó tôi ở bên ngoài phòng ấy trong lúc cuộc thẩm vấn đang được thực hiện một cách kỹ lưỡng. Tôi nghe phó phòng an ninh quốc gia – Zhao Yuezeng – nói với Jing Zhạni rằng họ sẽ giảm án cho ông ta nếu ông ta đọc thuộc lòng một số câu mà họ đã chuẩn bị sẵn, nếu không ông ta sẽ bị buộc tội mưu phản và đối mặt với án tù chung thân hoặc xử bắn. Người đàn ông già tội nghiẹp đã tuân theo yêu cầu của họ và tới đài truyền hình để phê phán Pháp Luân Công bằng những lời của họ. Sau đó ông ta bị kết án 7 năm tù”.

Dưới sự chỉ đạo của phòng 610, cuộc khủng bố mang tính chất có hệ thống, tổng hợp và đầy chết chóc. Theo Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp tại New York, 2747 học viên đã được xác nhận là chết vì khủng bố. Con số chính xác những người chết chỉ là phỏng đoán. Cựu đại sứ Mỹ Mark Palmer đã ước tính số người chết trong phạm vi 10 000. Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã ghi lại trên 44 000 trường hợp bị tra tấn và ước tính rằng hàng triệu học viên đã bị bắt hoặc giam giữ.

Phong trào chống luật pháp và các vụ kiện tụng

(Thời báo Đại Kỷ Nguyên)

Tuyên bố ngày chủ nhật của Hội học thuật Pháp Luân Đại Pháp là nỗ lực gần đây nhất của các học viên Pháp Luân Công đáp trả lại sự khủng bố này và báo hiệu một sự thay đổi trong chiến lược. Các nỗ lực của họ theo hai con đường cả trong và ngoài Trung Quốc. Họ đã tham dự vào một chiến dịch to lớn chống luật pháp hòa bình ở bên trong Trung Quốc và các nỗ lực bên ngoài Trung Quốc, vừa để giảng sự thật với người dân về cuộc khủng bố và để thu hút những người có trách nhiệm liên quan.

Thông báo nói tới sáu năm “phản kháng hòa bình và tại tình huống chịu đựng khổ nạn cực đại” các học viên Pháp Luân Công đã giảng rõ sự thực với người dân “trên khắp thế giới” về cuộc khủng bố và dẫn dắt họ từ chối “tham gia cuộc khủng bố”.

Erping Zhang – một người phát ngôn cho Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Mỹ đã chú thích: “Chúng tôi luôn luôn hành động trên niềm tin rằng nếu mọi người hiểu cuộc khủng bố, họ sẽ lên án nó hoặc ít nhất không tham dự vào nó”.

Kiện tụng là phương tiện nổi trội nhất mà các học viên đã sử dụng để cho các viên chức Trung Quốc biết rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho các hành động của họ. Vào ngày 1 tháng 2 năm 2001, vụ kiện đầu tiên đã được trinh lên nhân danh các học viên Pháp Luân Công, đáp trả lại cuộc khủng bố.

Từ đó các học viên Pháp Luân Công và các luật sư của họ đã tập trung các nỗ lực của họ vào những người mà họ cho rằng chịu trách nhiệm lớn nhất ra lệnh khủng bố. Chính Giang Trạch Dân đã bị kiện nhiều lần, lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2002 trong chuyến thăm Chicago. Lưu Cán – kẻ làm việc với Giang để lập ra phòng 610, đã bị kiện lần đầu vào tháng 8 năm 2003 ở Iceland. Thông báo liệt kê theo tên của hàng tá các viên chức nổi bật đã bị kiện.

Thông báo là một thông điệp trực tiếp tới các viên chức Trung Quốc, trong nỗ lực sử dụng các kênh hợp pháp đang mở rộng. Thông báo viết: “tất cả những viên chức Đảng hoặc chính phủ chủ chốt – những kẻ tham gia hay vẫn tiếp tục thực hiện việc khủng bố Pháp Luân Công dẫn tới kết quả là phạm phải những tội ác mới thêm vào những tội ác đã gây ra cho Pháp Luân Công – một khi đi ra khỏi Trung Quốc đại lục sẽ bị các học viên Pháp Luân Công thế giới kiện lên tòa dân sự hoặc hình sự, truy cứu tới cùng trách nhiệm hình sự và phải bồi thường kinh tế”.

Do đó các viên chức ở các tỉnh và thành phố cấp thấp – những người có thể đang tin rằng họ có thể đi ra ngoài Trung Quốc mà không có hậu quả nào – cũng đã được cảnh bó rằng bây giờ họ cũng sẽ là đối tượng của các vụ kiện tụng theo vai trò của họ trong cuộc khủng bố.

Sự kết thúc của ĐCSTQ

Họp báo ở Chicago thông báo vụ kiện tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân về tội diệt chủng. Những người nguyên đơn đã trích dẫn sự vi phạm tất cả 30 điều khoản của Tuyên bố chung về Nhân Quyền. (FalunInfo.net)

Khả năng đi ra bên ngoài Trung Quốc được các viên chức Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đánh giá khá cao. Họ thường xuyên duy trì các tài khoản ngân hàng tại ngoại quốc và các hộ chiếu nước ngoài để họ có thể rời Trung Quốc vào lúc nào đó. Trong các lý do khác cho các sự phòng ngừa này là một cảm giác chung đang tồn tại ở Trung quốc là số ngày còn tồn tại của ĐCSTQ đã được đánh số. Cảm giác đó giờ đây mạnh hơn bao giờ hết.

Chín bài bình luận về Đảng Cộng Sản – một cuốn sách dài nhiều seri của những người biên tập được xuất bản bởi Thời báo Đại Kỷ Nguyên vào cuối tháng 11 năm 2004 – đã tuyên bố sự chết sắp xảy ra của ĐCSTQ. Chín Bài Bình Luận cung cấp báo cáo không bị kiểm duyệt về ĐCSTQ, phơi bày lịch sử giết chóc khổng lồ của nó, sự cai trị Trung Quốc bằng bạo lực, dối trá và tẩy não của nó, các nỗ lực của nó nhằm nhổ rễ tất cả các niềm tin và đạo đức truyền thống, và bản chất và văn hóa của ĐCSTQ đã dẫn dắt nó làm các tội ác to lớn như thế thành hiện thực.

Hưởng ứng Chín Bài Bình Luận gần 5 triệu người Trung Quốc đã từ bỏ sự ràng buộc của họ với ĐCSTQ, con số này đang lớn lên nhanh chóng từng ngày. Những thoái xuất khỏi ĐCSTQ đã cho thấy rõ ràng ĐCSTQ thực tế đang sắp chết thế nào.

Thông báo ngày chủ nhật viết: “Thậm chí cả những người đã phạm vào việc xấu vẫn có một cơ hội cho họ từ bỏ con đường tà ác và theo đường thiện”. Những người đã tham dự vào cuộc khủng bố đã được cho cơ hội để trình “một bức thư hối hận” với Minhui, mạng tin chính thức của Pháp Luân Công, hoặc tới bất kỳ một Hội học thuật Pháp Luân Đại Pháp vùng sở tại nào.

Ông Zhang giải thích: “Việc giảng rõ sự thật một cách hòa bình với các viên chức và người dân Trung Quốc về cuộc khủng bố nhằm mục đích ngăn ngừa mọi người không tự hủy hoại mình vì làm việc xấu”.

Thông báo kết luận: “Chúng tôi sẽ không điều tra những tội ác khác nhau của những người đã quyết định sửa chữa lỗi lầm của họ. Tuy nhiên chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát các hành động của họ”.

Thông báo của Hội học thuật Pháp Luân Đại Pháp có thể được đọc tại đây.

Ngày đăng: 8-11-2005