Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Trung Quốc Đang Thay đổi: ‘Chúng ta Sẽ Khải hoàn”

22/06/2006
Ngày mùng 4 tháng 6 và Đường tới Dân chủ
Viết bởi John Patrick Kusumi – Mạng lưới Ủng hộ Trung Quốc – ngày 3 tháng 6, 2006

Năm ngoái, tại Công viên Victoria, Hồng Kông, hàng ngàn người thắp nến để tưởng niệm cuộc thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989. 17 năm đã trôi qua kể từ khi những chiếc xe tăng lăn bánh trên Quảng trường Thiên An Môn và giết hại hàng trăm, có thể là hàng ngàn sinh viên trong một cuộc biểu tình đòi dân chủ mà nhân dân Hồng Kông không thể nào quên. (Mike Clarke/AFP/Getty Images)

Đường tới dân chủ Trung Quốc là một con đường gian khổ và dài thăm thẳm. Với ý nghĩa đó, mạng lưới Ủng hộ Trung Quốc đã đồng hành cùng mọi người trên con đường đó, và hôm nay là lễ kỷ niệm lần thứ 17. Người dân co lại trong sợ hãi khi Quân đội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng cuộc tấn công bằng vũ khí mạnh và quân đội vào một đám đông biểu tình không có vũ khí và nhân dân Bắc Kinh để làm ổn định lại Quảng trường Thiên An Môn. Bàn tay của bóng ma đã hiện ra rõ nét trên màn ảnh truyền hình khắp nơi trên thế giới.

Từ giọt máu đầu tiên cho đến giọt máu cuối cùng, cuộc thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn là một tội ác không thể tha thứ. Nhân dân Mỹ có thể đã mong chờ từ Nhà Trắng một chủ nghĩa chống cộng sản mạnh mẽ; Ronald Reagan đã rời khỏi văn phòng tổng thống 4 tháng trước khi cuộc thảm sát xảy ra. Người dân Mỹ đã quen với những quan điểm chống cộng sản vững vàng của ông, và là một quốc gia, chúng ta được liên bang để chống lại siêu cường quốc vũ khí hạt nhân, cộng sản Liên bang Xô Viết.

Rất hiển nhiên khi nghĩ rằng Cộng sản Trung Quốc đã biểu lộ bản chất của nó là “đế quốc ma quỷ” tiếp theo. (“Đế quốc Ma quỷ” là tên được tổng thống Ronald Reagan đặt cho Liên Xô.) Và thực ra, nó đã bộc lộ bản chất bằng cách đó, và nó đã thực sự là một đế quốc ma qủy nủa ngày nay. Nhưng đường tới dân chủ của Trung Quốc là một con đường gian khổ và dài bởi vì Nhà Trắng Mỹ đã đi theo những quãng đường “thỏa hiệp” khác nhau với Trung Quốc. Tại sao lại có một bản sao thứ 2 như vậy? Có phải Cộng sản Xô Viết là “những người cộng sản xấu” còn Cộng sản Trung Quốc vì lý do này khác lại là “những người Cộng sản tốt”? Một câu trả lời thận trọng sẽ khẳng định rằng vâng, những người Cộng sản Xô Viết là xấu, nhưng những người Cộng sản Trung Quốc cũng xấu. Họ không phải là “những người Cộng sản tốt”.

Thực ra, bản sao thứ hai là ghê tởm, khuất tất ngụy đạo đức, và không thể chấp nhận được. Tổng thống Bush của Nhà Trắng ngày nay tranh luận PHẢN ĐỐI mậu dịch với Cuba, bởi vì “nó làm mạnh cho chính quyền [Cu Ba].” Cùng một logic tương tự nếu áp dụng cho Trung Quốc, nếu chúng ta cắt giảm chi phí tiêu dùng cho tất cả những gì nhập khẩu được thực hiện dưới nhãn hiệu “tự do thương mại”. Tuy nhiên, nước Mỹ thường xuyên có “khoản nợ kép”, một khoản nợ ngân sách liên bang và một khoản nợ mậu dịch, luôn thiếu những chính sách chính trị để cân bằng những khoản nợ này. Có phải tôi đang nói rằng đường tới dân chủ của Trung Quốc là một con đường dài và đi vào ngõ cụt?

Tại Quảng trường Thiên An Môn, những người bất đồng quan điểm đã gặp phải chủ nghĩa bạo lực của Trung Quốc. Chính sách của Mỹ đã không có một nỗ lực nghiêm túc nào để buộc Cộng sản Trung Quốc chịu trách nhiệm. Sau đó các hãng truyền thông của Mỹ đã để cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn bằng cách làm cho đám đông biểu tình và sự thảm sát biến mất trên các kênh thời sự của Mỹ và người dân Mỹ không thấy gì. Đế quốc ma quỷ đã được ban cho một sự quá cảnh tự do, và có thể phạm tội ác hung bạo mà không bị hỏi han gì. Các hãng truyền thông Mỹ vẫn không chuộc lỗi với phong trào dân chủ Trung Quốc vì đã “hợp thức hóa sự diệt chủng”.

Nhưng không phải tất cả thay đổi đều phụ thuộc vào chính sách của nước Mỹ cũng không phải là phụ thuộc vào các kênh truyền thông chính. Tại thời điểm này năm 2001, Mạng lưới Ủng hộ Trung Quốc đã tuyên thề với những người biểu tình đòi dân chủ ở Trung Quốc rằng, “chúng ta sẽ vững, chúng ta sẽ đẩy, và chúng ta sẽ khải hoàn”.

Tôi phải cảm ơn những người tại Đại Kỷ Nguyên Thời báo, những người đã hợp lại hai làn sóng song sinh “Cửu bình” và “thoái Đảng”. Cửu bình là một sê-ri 9 Bình luận về Đảng Cộng sản. Mỗi trang tương ứng của cuốn sách, đều vạch trần mọi phương diện khuất tất và bẩn thỉu của lịch sử và bản chất của Cộng sản Trung Quốc, hay là Trung Cộng. Vào cuối năm 2004, thời báo Đại Kỷ Nguyên đã đăng tải Cửu bình, và được lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc. Phần lớn nhân dân Trung Quốc trước đó chưa từng có được một tầm nhìn toàn diện và bức tranh toàn cảnh về tội ác của Chủ nghĩa Cộng sản. Chính quyền ấy bị lột mặt nạ, bị vạch trần, chính là một đế quốc ma quỷ.

Thoái đảng là làn sóng rút khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một Website đặc biệt được mở để công nhận những tuyên bố chính thức rút khỏi thành viên của Đảng Cộng sản. Trong khi Cửu bình được lưu chuyển, đối với nhân dân Trung Quốc là cần gấp rút thoái đảng. Và từ cuối năm 2004, hơn 10 triệu người cộng sản Trung Quốc đã rút khỏi thành viên của đảng theo cách này.

Một bộ phận nhân dân Mỹ đã không biết tin tức, bởi vì tội lỗi “hợp thứ hóa diệt chủng”của các hãng truyền thông Mỹ. Nhưng Trung Quốc biết rõ rằng đây là những ngày của làn sóng Cửu bình và Thoái đảng. Nó đã trình diễn những màn đầu tiên cho Trung Quốc, và trong tương lai, đây chính là sức mạnh và là những gì làm nên lịch sử.

Người Mỹ có một ngày lễ gọi là Lễ Tạ Ơn, là khi mọi người sum họp cùng gia đình và chúc phúc lành cho nhau. Ví dụ, người ta có được thức ăn, sức khỏe, một gia đình mới hạnh phúc, hoặc có thể là một công việc hay tiền tài để tạ ơn. Phong trào dân chủ Trung Quốc đã trải qua những chặng đường mong manh. Thậm chí đến hôm nay, có nhiều người vẫn đang bị khủng bố trong nhà tù, trại lao động, và những nơi khác. Khi người ta bị chia lìa khỏi gia đình và bị tra tấn, họ không có nhiều thứ để tạ ơn. Tuy nhiên bên ngoài nhà tù, phong trào dân chủ Trung Quốc có ngày càng nhiều phước lành.

Chúng ta có thể tạ ơn: Rằng Donald Rumsfeld đã chuyển Bộ Quốc phòng vào một chiến lược “hàng rào” mới về Cộng sản Trung Quốc. Rằng Tổng thống Bush gần đây đã gặp mặt với những người bất đồng quan điểm Trung Quốc bao gồm Yu Jie, một nhà văn nổi tiếng trong lĩnh vực này. Rằng ở Canada, các Đảng viên Đảng Tự do đã thua và các Đảng viên Đảng bảo thủ đã thắng bởi vì điều đó có nghĩa rằng Canada đang có một chính sách mạnh hơn đối diện với Cộng sản Trung Quốc. Rằng ở nước Đức, Angela Merkel đã lên nắm quyền. Bà là một Tổng thống mới của nước Đức người dẫn dắt Châu Âu đến một chính sách mạnh hơn đối diện vói Trung Quốc Cộng sản. Rằng Edward McMillan-Scott gần đây đã dũng cảm đến Bắc Kinh. Ông là Phó Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, và ở Bắc Kinh ông đã gặp mặt với những người bị khủng bố và kêu gọi thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiều hơn nữa.

Đây là một chính sách Trung Quốc mới và mạnh, được Châu Âu, Canada, và nước Mỹ ủng hộ và đi theo. Chúng ta đã [thúc] đẩy vì điều này trong nhiều năm, và hôm nay chúng ta bắt đầu thấy từ những quốc gia dân chủ rằng sự đổi thay là có thể. Thay đổi đang diễn ra. Và những thay đổi này sẽ lằm tăng trưởng áp lực chống lại chính quyền ở Trung Quốc. Đây là những điều báo trước cho sự đổi thay ở Trung Quốc.

Về phần tôi, tôi đã thấy những thay đổi trong cuộc vận động dân chủ Trung Quốc và CSN. Trở lại một vài năm trước đây, bài diễn văn “vững, đẩy, và khải hoàn” của tôi đã được thực hiện đối với khoảng vài chục khán giả. Từ đó trở đi, tôi đã thấy số lượng thính giả tăng lên, vài trăm rồi đến vài ngàn khán giả. Chúng ta đã vững. Chúng ta đã đẩy. Điều đó có nghĩa rằng chúng ta đã đi qua hai chặng đường, và rằng trong tương lai những bài diễn thuyết có thể tạp trung vào phần “khải hoàn” của con đường.

Đường tới dân chủ Trung Quốc đã là một con đường gian khổ và dài. Nhưng bây giờ chúng ta có những phúc lành. Rằng chúng ta đã có những điều tốt đẹp hơn để nói hơn là thời kỳ mỏng manh và thất bại như là một sự hợp thức hóa diệt chủng của những người khác. Bởi vì những nhà chính trị đều rung động trong lĩnh vực này, tôi mong nó có nghĩa rằng các kênh thông tin cũng chỉnh lại cho đúng như thế phần kết thúc của chủ đề này. Chúng ta có thể nhìn xa hơn rằng, vào một thời điểm lịch sử cho đất nước Trung Quốc, chúng ta sẽ khải hoàn. Chúng ta sẽ thay đổi Trung Quốc.

John P. Kusumi là cựu ứng cử viên độc lập tổng thống Mỹ. Ông đã thành lập Mạng lưới Ủng hộ Trung Quốc với các bạn đồng hành người Mỹ từ năm 1989 để phản ứng lại thảm kịch cuộc tàn sát tại Quảng trường Thiên An Môn. Lúc rảnh rỗi ông viết bản thảo cho tác phẩm Hợp thức hóa Diệt chủng, ghi chép lại các ứng xử của các kênh truyền truyền tin của Mỹ về những cuộc vận động dân chủ và nhân quyền Trung Quốc.

Copyright 2000 – 2005 Epoch Times International

Ngày đăng: 21-06-2006