Về trại tử tù Tô Gia Đồn: Tin tức từ một bác sỹ kỳ cựu
05/05/2006
Lời biên tập: Dưới đây là phần trình bày của một người xưng danh là bác sỹ quân đội kỳ cựu Tổng cục Hậu cần tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Thời báo Đại Kỷ Nguyên chúng tôi đăng tải báo cáo này, chúng tôi chỉ viết thêm tiêu đề, còn nội dung là nguyên của ông bác sỹ.
Tôi là một bác sỹ quân y kỳ cựu của Tổng cục Hậu cần trong khu quân sự Thẩm Dương. Để an toàn, tôi không thể tiết lộ thông tin chi tiết về cá nhân tôi. Các báo cáo hải ngoại [của các ông] về trại tập trung Tô Gia Đồn giam cầm các học viên Pháp Luân Công là hoàn toàn đúng sự thật, mặc dù một vài tiểu tiết không chính xác. Trại tập trung ngầm trong lòng đất tại Tô Gia Đồn là có thật. Họ cắt mổ để lấy các bộ phận người ở đó. Hoả thiêu xác chết hoặc thậm chí hoả thiêu các học viên Pháp Luân Công còn sống là một việc “bình thường”.
Tro của di hài người quá cố đưa cho gia đình có thể là của động vật hoặc của người khác
Theo luật pháp quốc gia ấn định, giới chức cao nhất của chính quyền cấp tỉnh có quyền thiết lập quy trình “dùng lại bộ phận cơ thể” của tử tù trong địa phận quân sự quản lý. Đây là điều được đảm bảo theo luật do Hội đồng Quân uỷ Trung ương Đảng đưa ra từ năm 1962. Những hoạt động đó vẫn được tiến hành từ bấy giờ cho đến nay. Theo luật định, việc hành quyết tử tù hoặc phạm nhân nguy hiểm như thế nào là theo nhu cầu của quốc gia và xã hội. Vào thời Cách mạng Văn hoá, người ta thậm chí đã triển khai việc lấy xác tử tù làm đồ ăn. Cũng có một giải pháp cực đoan khác là cưỡng bức lao động khổ sai.
Sau khi có sửa đổi luật vào năm 1984, việc mổ lấy các bộ phận tử tù hoặc phạm nhân nguy hiểm đã trở thành hợp pháp. Cảnh sát hoặc nhân viên tư pháp sẽ lấy đi bộ phận của cơ thể tù nhân khi còn sống, rồi hoả thiêu họ. Hoặc họ làm tù nhân bị thương trong một màn hành quyết giả, rồi đưa tù nhân đi mổ lấy các bộ phận; sau đó là hoả thiêu.
Từ năm 1992, hoạt động này đã vươn ra cộng đồng [ngoài phạm vi quân sự]. Cùng với sự kinh doanh phát đạt, các bộ phân cơ thể đã trở thành món hàng siêu lợi nhuận. Các bộ phận của người sống cũng như xác chết đã trở thành nguyên liệu thô cho công nghiệp.
Nhiều nhà hoả táng tại Trung Quốc ngày nay không thật sự hoả táng xác người khi họ nhận cái xác đó. Trái lại, xác người được truyền qua những ống ngầm bí mật. Nhiều khi, tro mà gia đình của người chết nhận được không phải là của người đó, mà là của động vật hoặc của người khác. Thậm chí một số cái đưa cho gia đình là lấy từ người Hoa chết từ lâu hoặc nạn nhân thời Đại thế chiến 2. Còn xác thật được bán với giá rất cao cho nhiều nhà máy của nhà nước và trở thành nguyên liệu thô cho nhiều việc khác nhau. Hầu hết các lò hoả táng lớn tại Trung Quốc ngày nay đều tham gia vào thị trường kinh doanh ngầm này.
Bệnh viên Tô Gia Đồn chỉ là 1 trong 36 trại tại Trung Quốc
Đảng cộng sản Trung Quốc đã chính thức tuyên bố công khai rằng Pháp Luân Công là một trong những “kẻ thù giai cấp”, và coi học viên Pháp Luân Công là đối tượng để xiết chặt đàn áp. Nói cách khác, học viên Pháp Luân Công được Đảng coi như tội phạm nguy hiểm. Bệnh viện tại Tô Gia Đồn chỉ là một trong 36 trại tập trung như vậy rải rác khắp Trung Quốc. Hiện nay, các học viên Pháp Luân Công bị giam cầm hầu hết là trong tù, trại cưỡng bức lao động, và trung tâm giam cầm. Họ sẽ được chuyển đi các nơi khác từng số lượng lớn khi cần thiết. Hắc Long Giang, Cát Lâm, và Liêu Ninh là những tỉnh giam cầm nhiều học viên Pháp Luân Công nhất. Trại tập trung ở Cửu Đài, tỉnh Cát Lâm là một trong 5 trại có nhiều học viên Pháp Luân Công nhất. Riêng nó giam giữ hơn 14 nghìn học viên Pháp Luân Công.
Trại tập trung Cát Lâm, mã số 672-S, giam cầm trên 120 nghìn người
Theo các thông tin mà tôi đọc được, trại tập trung lớn nhất là ở tỉnh Cát Lâm. Nó mang mã số 672-S, giam cầm trên 120 nghìn người. Một lượng lớn các học viên Pháp Luân Công, tội pháp nguy hiểm và tù nhân lương tâm được chuyển đến đây từ toàn quốc. Nhưng tôi không biết địa chỉ của nó.
Trên 10 nghìn người bị giam trong trại Tô Gia Đồn hồi đầu năm 2005
Trong cái gọi là trại tập trung nằm trong lòng đất gần bệnh viện Tô Gia Đồn, đã từng có trên 10 nghìn người bị giam cầm vào hồi đầu năm 2005. Nhưng hiện nay, con số khoảng 600 đến 750. Nhiều người đã được chuyển đi các trại tập trung khác.
5000 người có thể được chuyển đi trong 24 giờ bằng tầu hoả bít bùng
Không cần đến 1 ngày là có thể chuyển hết 5000 người trong 1 chuyến tàu hoả bưng kín đặc biệt. Chính tôi đã một lần chứng kiến một chuyến tàu chở 7000 người đi từ Thiên Tân tới Cát Lâm. Nó chạy vào đêm, và có quân đội canh gác. Mọi người trong tàu đều bị trói vào thanh xà được thiết kế chuyên dụng gắn ở trần toa tàu tựa như làm gà rô-ti.
Sẽ không thấy bằng chứng dù có vào Tô Gia Đồn để điều tra
Vào Tô Gia Đồn để điều tra về trại tập trung sẽ là vô ích, bởi vì việc vận chuyển hàng ngàn người khỏi trại là điều quá dễ dàng.
Lãnh đạo chóp bu của Đảng cộng sản Trung Quốc liệt kê học viên Pháp Luân Công vào loại “kẻ thù giai cấp”, và coi rằng họ chỉ còn có ích cho việc sinh lời
Phải hiểu rõ rằng giới lãnh đạo chóp bu của Đảng cộng sản Trung Quốc đã quyết định: Hội đồng Trung ương Đảng đã thống nhất xếp Pháp Luân Công vào loại “kẻ thù giai cấp” và có thể xử lý họ như thế nào cũng được miễn có lợi về kinh tế mà không cần báo cáo lên các cấp liên quan. Nói cách khác, các học viên Pháp Luân Công được coi như tội phạm nguy hiểm và không được hưởng bất kể quyền con người nào nữa. Họ được coi như vật liệu thô cho các sản phẩm công nghiệp. Họ đã trở thành một món hàng.
Đó là những gì tôi muốn nói.